Geofencing là gì? Ứng dụng trong WiFi marketing như thế nào?

imgBlog
Đăng ngày: 04/10/2024

Geofencing dù là một khái niệm không mới, nhưng lại khá lạ lẫm với nhiều người. Hiện nay, Geofencing được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chiến lược tiếp thị và bán hàng dựa trên vị trí. Cùng chúng tôi tìm hiểu cụ thể Geofencing là gì? Ứng dụng trong WiFi Marketing như thế nào nhé!

1. Geofencing là gì?

Geofencing (có thể dịch là Hàng rào địa lý) là một phương pháp cho phép thiết lập các ranh giới ảo xung quanh một khu vực cụ thể, sử dụng nhận dạng tần số vô tuyến hoặc dữ liệu di động. Nó nhận dạng được các thiết bị di động đi qua, ra khỏi ranh giới và phát cảnh báo hoặc thực hiện các hành động như gửi thông báo, thông tin, vô hiệu hóa công nghệ nhất định…

geofencing-la-gi
Geofencing là gì?

Phương pháp này thường được sử dụng để ứng dụng trong tiếp thị dựa trên vị trí địa lý với mục tiêu chính của Geofencing chính là giúp cửa hàng, doanh nghiệp tối ưu hoá việc quản lý vị trí và tăng tương tác với người dùng dựa trên vị trí của họ

Ví dụ cụ thể: Một cửa hàng bán Đồ trẻ em ở Trung tâm thương mại thiết lập Geofence xung quang cơ sở hoặc khu vực kinh doanh. Khi khách hàng đi vào khu vực này họ có thể nhận được thông báo cụ thể hoặc dữ liệu ghi nhận thời gian và địa điểm di chuyển. Ngay lập tức, họ sẽ nhận được thông báo trên điện thoại với nội dung “Giảm giá 20% cho sản phẩm quần áo trẻ em 3Y”

2. Cách thức Geofencing hoạt động như thế nào?

Geofencing sử dụng các công nghệ định vị như GPS, Wi-Fi hoặc Bluetooth để xác định vị trí những thiết bị di động. Khi thiết bị di động đi vào hoặc rời khỏi vùng được xác định bởi một ranh giới ảo, hệ thống sẽ phát hiện và thực hiện các hành động đã thiết lập.

Các hành động này thường là thông báo cho người dùng, ghi lại dữ liệu vị trí, gửi thông tin đến hệ thống quản lý, v.v. Điều này có thể giúp tổ chức quản lý các tình huống như theo dõi vị trí của nhân viên, cung cấp thông tin quảng cáo cho khu vực địa phương hoặc tự động kiểm soát quyền ra vào cửa hàng.

Thiết lập và quản lý Geofencing thường được thực hiện thông qua các nền tảng hoặc phần mềm quản lý vị trí địa lý. Công nghệ này đòi hỏi khả năng tích hợp giữa phần cứng (như thiết bị di động) và phần mềm (như ứng dụng di động hoặc hệ thống quản lý).

3. Các bước sử dụng Geofencing hiệu quả

  • Xác định mục tiêu: Xác định mục tiêu mà doanh nghiệp muốn đạt được nhờ Geofencing như quảng bá sản phẩm mới, thu hút khách hàng qua chương trình khuyến mãi, cá nhân hóa thông điệp truyền thông dựa trên vị trí địa lý…Việc xác định rõ mục tiêu truyền thông sẽ giúp doanh nghiệp thiết lập chiến lược ở các bước tiếp theo một cách phù hợp.
  • Lựa chọn nền tảng cung cấp dịch vụ Geofencing: Bạn có thể lựa chọn Google Maps API hoặc dịch vụ của bên thứ ba.
  • Thiết lập ranh giới ảo: Đó có thể là một địa điểm xung quanh cửa hàng của bạn với bán kính 10m hoặc một khu vực rộng lớn. Bạn cũng có thể thiết lập hàng rào địa lý xung quanh các cửa hàng của đối thủ để thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng.
  • Sáng tạo thông điệp: Dựa trên mục tiêu mà bạn lựa chọn ở bước 1, hãy tạo các thông điệp phù hợp khi khách hàng tiếp cận hoặc ra khỏi ranh giới, ví dụ như thông báo khuyến mãi, tin tức về sản phẩm mới…
  • Kiểm soát vị trí của khách hàng: Để Geofencing có thể xác định chính xác vị trí, cần sự cho phép truy cập từ khách hàng. Tuy nhiên, nhiều khách hàng lo ngại về vấn đề quyền riêng tư và mất an toàn thông tin có thể xảy ra, điều này tạo ra trở ngại lớn cho các doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp cần giải thích rõ lý do muốn khách hàng chấp thuận và cam kết bảo mật thông tin nhằm tạo niềm tin cho người dùng. 
  • Theo dõi và phân tích dữ liệu: Bạn cần theo dõi sát sao số lượng người chấp nhận thông tin, tỷ lệ phản hồi cũng như doanh thu. Từ đó kịp thời điều chỉnh và tối ưu hóa kế hoạch, thông điệp, tần suất gửi…

geofencing_la_gi

Dù Geofencing là một công nghệ hữu ích, đem lại trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng, tuy nhiên, việc khiến họ đồng ý cho phép truy cập vị trí là một trở ngại lớn trước khi thông điệp tới được phía khách hàng. 

Một giải pháp cứu nguy cho doanh nghiệp khi khách hàng không chịu chấp theo dõi mặc cho mọi lý do và cam kết được đưa ra, chính là kết hợp WiFi miễn phí với Geofencing. 

Những lợi ích tuyệt vời khi doanh nghiệp kết hợp Geofencing và WiFi Marketing

Geofencing và WiFi Marketing đều là hai giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng vị trí của khách hàng để tối ưu hóa chiến lược tiếp thị.

Khi khách hàng kết nối WiFi Marketing tại cửa hàng, Geofencing có thể xác định vị trí của họ, tuy nhiên, sẽ có sự hạn chế trong khu vực rộng lớn, để theo dõi chính xác vẫn cần sự cấp quyền từ khách hàng.

Hệ thống vẫn có thể ghi nhận được địa chỉ IP và ước lượng vị trí của khách hàng khi họ truy cập WiFi. Hơn nữa, Geofencing sẽ hoạt động tốt hơn khi thiết bị thông minh của khách hàng có kết nối Internet. Vậy tại sao chúng ta không kết hợp hai giải pháp này để đảm bảo thông điệp quảng cáo chắc chắn được gửi tới khách hàng. 

Phân tích hành vi khách hàng

Thông qua theo dõi vị trí và thời gian khách hàng sử dụng WiFi, doanh nghiệp có thể thu thập được các dữ liệu về vị trí những nơi họ đi qua, thói quen, tần suất mua sắm và thời gian sử dụng WiFi. Từ đó nắm được insight của họ để chuẩn bị cho các kế hoạch marketing trong tương lai.

Cá nhân hóa thông điệp quảng cáo

Ví dụ, khi một khách hàng quay lại cửa hàng và kết nối WiFi, hệ thống ghi nhận họ đã từng sử dụng WiFi hoặc cho phép truy cập vị trí. Bạn có thể gửi tặng họ một voucher tri ân hoặc điểm thưởng để kích thích khách hàng tiếp tục quay trở lại.

geofencing_la_gi

Thiết lập bản đồ

Bạn có thể tạo một bản đồ chỉ dẫn đường đi cho khách hàng khi họ đồng ý cung cấp thông tin định vị và kết nối WiFi. Quá trình này không chỉ mang lại trải nghiệm thuận tiện cho khách hàng mà còn giúp họ cảm thấy thoải mái và an tâm khi chia sẻ vị trí của mình. Bằng cách sử dụng công nghệ geofencing, bạn có thể cung cấp các chỉ dẫn chính xác và kịp thời, dẫn dắt khách hàng đến những địa điểm mà họ cần tìm.

Phương pháp này đặc biệt hiệu quả trong những không gian rộng lớn như sân bay, bệnh viện, trung tâm thương mại và khu vui chơi. Trong các môi trường này, việc tìm đường đến các cửa hàng có thể trở nên phức tạp và một bản đồ trực tuyến dễ dàng tiếp cận sẽ giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và giảm bớt căng thẳng.

geofencing_la_gi

Tiếp thị theo vị trí chính xác

Hãy thiết lập các chương trình quảng cáo dành riêng cho từng khu vực (ví dụ như nhà hàng, resort, sở thú…trong cùng một khu vui chơi). Với sự đo lường chính xác của Geofencing, khi khách hàng di chuyển tới các địa điểm và kết nối WiFi miễn phí, các thông điệp tiếp thị dành riêng cho khu vực đó cũng sẽ hiện ra.

Chắc chắn rằng chiến lược này sẽ đem lại hiệu quả hơn so với việc khách hàng phải tiếp nhận loạt các thông tin quảng cáo.

Tổng kết

WiFi Marketing giúp khắc phục mọi hạn chế của Geofencing. Bằng cách phối hợp hai công cụ trên một cách thông minh, doanh nghiệp có thể tạo ra những chiến lược tiếp cận và tương tác hiệu quả hơn, từ đó nâng cao trải nghiệm khách hàng và tăng doanh thu. Mong rằng qua bài viết của chúng tôi, bạn đã có thể hiểu được Geofencing là gì? Các thức triển khai cũng như ứng dụng tuyệt vời của Geofencing trong WiFi Marketing.

Nếu doanh nghiệp muốn tìm hiểu chi tiết về cách triển khai WiFi Marketing thì đừng ngần ngại liên hệ với ConnectX để được tư vấn và triển khai Demo nhé!

Từ khoá tìm kiếm: geofencing là gì?, ứng dụng của geofencing vào wifi marketing, geofencing

Xem thêm: 

imgShapeLeft imgShapeLeftBottom imgShapeRight
Scroll to Top